Trước phút lâm chung, sám hối có hết tội không? Lúc nhỏ không tu, về già tu có được hay không? (câu hỏi thứ 53)
1 tháng 9 2013 lúc 23:13
(Dành cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)Phật bề trên dạy rằng: “Sám hối phải sớm hơn 9 năm trước khi mất, tu hành chớ để tuổi 60.” Vạn loại chúng sanh ai cũng phải chết. Việc sám hối trước khi chết với thời gian bao lâu là rất quan trọng. Nghĩa là trước phút lâm chung mà sám hối thì không còn kịp nữa!Tại sao như vậy?
Phật bề trên dạy rằng: Sám hối trước khi chết 9 năm thì linh khí đã định rồi mới sinh ra cơ, nên âm khí ở cõi âm phủ đã sum lại, vì vậy mà không thể xóa bỏ được nhân quả nghiệp duyên đã gây ra. Ví như hạt giống gieo mầm xuống đất vậy, khi biết đó là hạt giống độc hại (nhân) thì tại sao không sớm diệt trừ nó mà để đến 9 năm sau, nó đã lớn lên thành cây (quả) rồi. Tồn tại đó phải gánh lấy thôi.
Ví dụ như có một bá tánh 55 tuổi chết, rồi trừ đi cho 9 sẽ cho ra hiệu là 46, đó chính là tuổi sám hối còn kịp lúc, nếu 47 tuổi thì không còn kịp nữa! Đó là cách tính lùi cho dễ hiểu, trên thực tế làm sao biết được chính xác năm nào mất mà tính lùi(!?)
Điều nay nhắc nhở mọi chúng sanh phải nên sớm ăn năn sám hối tội lỗi của mình, chớ để ván đã đóng thuyền thì không còn kịp nữa.
Công tu hành cũng vậy, phải trước 60 tuổi, vì công đức quả vị chỉ tính nhỏ hơn 60 tuổi về trước, từ 60 tuổi tính lại từ đầu bằng 0 để tính lên, cứ như vậy theo vòng tuần hoàn công quả. Để cho dễ hiểu hơn, có thể lấy cây tre làm ví dụ:
Cây từ lúc còn là măng non cho đến khi lớn lên chưa già (thân vẫn còn mềm), nếu cây không ngay thẳng thì còn có thể uốn nắn lại kịp, nếu để cây lớn lên hơn nữa đủ độ cứng rồi thì không thể nào uốn ngay lại được nữa, chỉ có gãy mà thôi! Điều này cũng khuyên nhủ chúng sanh: Hãy sớm tu hành chơn chánh chớ nên để về già...
Sám hối, theo phật bề trên, nghĩa là gì? (câu hỏi thứ 52)
1 tháng 9 2013 lúc 23:34
(Dành cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)Phật bề trên dạy rằng:
Sám là ăn năn về những điều tội lỗi do chính mình gây ra. Hối là nghĩ lại về những điều lầm lỗi của chính mình..., mà ĂN NĂN chính là tâm chân thành hối hận về những việc sai trái mình đã làm.
Nếu đã thật lòng hối hận thì tâm luôn nghĩ lại về tội lỗi của bản thân mình mà không hề nghĩ về tội lỗi của người khác.
Nếu thật lòng ăn năn thì phải TỰ NHẬN THẤY việc sai trái, lỗi lầm của mình, không biện minh, chối cãi. Bởi nếu không nhận biết được tội lỗi của mình (về ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi, tâm ý,..) thì làm sao biết được lỗi lầm gì mà ăn năn sám hối.
Ai có tội lỗi mà thật lòng ăn năn đều đượcphật chứng cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét