Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Chết là như thế nào? Thời điểm chết có liên quan đến chơn hồn hay không? (câu hỏi thứ 14)

2 tháng 9 2013 lúc 23:11
(Dành cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)

Phật bề trên dạy rằng:

Trong chúng sanh vạn loại, lớp nhơn linh là lớp tiến hóa cao nhất, có tri giác, có ý thức, nên biết dùng ngôn ngữ và biết tổ chức xã hội để không ngừng phát triển tiến tới chỗ hoàn thiện hơn so với muôn loài.

Sự sống của lớp nhơn linh gồm có ba phần: thể xác, tâm hồn và linh hồn. Xác chứa tâm hồn, tâm hồn chứa linh hồn. Trong đó tâm hồn gồm có hai lớp. Lớp ngoài do thể xác sinh ra nên gọi là ngoại tâm. Lớp trong do linh hồn sinh ra, gọi là nội tâm. Nội tâm là biểu hiện những suy nghĩ, ý muốn, tình cảm, .. của linh hồn mà ngoại tâm (hay bản thân của xác phàm) không thể thấy được nên người đời thường có câu “không thể hiểu nổi mình”. Đó là những tâm tư, tình cảm của linh hồn mà một con người không thể nhận ra, phật gọi là “sâu thẳm trong tâm hồn”.

Trên thực tế, đã có nhiều người có biểu hiện về mặt hành vi, cử chỉ, lời nói, tính tình, .. rất bình thường nhưng sâu thẳm trong tâm hồn có những suy nghĩ bất thường mà xét theo xác phàm là không dám và không bao giờ có ý nghĩ đó. Nguyên nhân là do linh hồn nằm trong xác nên bị xác không chế (bị kìm nén) nên chưa bộc phát mà thôi. Vậy nên, một khi phật bắt tội (bắt từ trong nội tâm) thì chỉ cúi đầu nhận chứ không được chối cãi, biện minh...

Xác chỉ “nhốt” được hồn chứ không tác động và không chi phối được hồn. Do vậy, chết do bệnh tật ốm đau, chết do già yếu, chết do tai nạn, .. chết ở tại nhà hay chết ở ngoài đường,.. có chôn cất hay không chôn cất đều không liên quan gì đến chơn hồn. Bởi như đã chỉ dạy ở trên: Linh hồn không giống với thể xác.

Chết là khởi đầu cho sự sống mới ở một nơi khác. Điều cơ bản nhất khi chết có liên quan chơn hồn là linh hồn lúc đó nặng (âm khí nhiều) hay nhẹ (linh khí nhiều). Nghĩa là linh hồn có ít hay nhiều linh khí ở đầu, và nói về tội thì linh hồn có ít hay nhiều âm khí ở chân mà thôi.

Theo định luật của thiên đạo: hồn nhẹ sẽ lên cao còn hồn nặng sẽ sa xuống thấp. Lên cao bao nhiêu và xuống thấp bấy nhiêu đều do linh khí chơn hồn quyết định, nói gọn lại là đều do cơ định cả. Mà cơ liên quan đến nhân quả nghiệp duyên.


Tại sao ở đời lại có người nửa nam nửa nữ? (câu hỏi thứ 6)

2 tháng 9 2013 lúc 23:21
(Dành cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)

Phật bề trên dạy rằng: Người đồng tính nam được bá tánh gọi là “gay” hay pê-đê, tức là người nam thích người nam. Người đồng tính nữ được thiên hạ gọi là “lesbian” tức là người nữ thích người nữ, nhưng tại sao lại có chuyện lạ như vậy?

Trong “Cơ Phật” có dạy về cõi âm, ai tham ngộ kỹ cũng biết rõ cõi nhà âm có hai cửa liên quan đến chuyện này, đó là cửa “Xang Nam” và cửa “Xang Nữ”. Bất kỳ chơn hồn nhơn linh nào được đầu thai chuyển kiếp đều phải qua hai cửa này.

Nếu là chơn hồn nam mà bị bắt buộc đi vào cửa “Xang Nữ”, hoặc do đi lộn sang cửa này, thì khi hồn trở về cõi trần gian sẽ phải vào phôi nữ, và chắc chắn phải thành xác nữ mà không biết được mình là chơn hồn nam. Xác nữ này vẫn như bao xác nữ bình thường khác, nghĩa là vẫn có chồng có con, nhưng sâu thẳm trong lòng vẫn thấy thích nữ nhân hơn, người như vậy được gọi là đồng tính nữ hay lesbian.

Nếu là chơn hồn nữ mà bị bắt buộc đi vào cửa “Xang Nam”, hoặc do đi lộn sang cửa này, thì khi hồn trở về cõi trần gian sẽ phải vào phôi nam và chắc chắn phải thành xác nam mà không biết được mình là chơn hồn nữ. Xác nam này vẫn như bao xác nam bình thường khác, nghĩa là vẫn có vợ có con, nhưng từ sâu thẳm trong lòng vẫn thấy thích nam nhân hơn, người như vậy gọi là đồng tính nam hay còn gọi là gay.

Việc đi đúng hay đi nhầm cửa không phải tự nhiên mà là do cơ định. Cơ là nhân quả nghiệp duyên. Người đời nếu hiểu được cơ thì sẽ không còn kỳ thị đối với đồng tính nam hay nữ. Hơn nữa, đã là con người thì phải có lòng nhân, nghĩa là khi gặp ai có hoàn cảnh khác thường hoặc bất hạnh mà có tâm hoặc hành động khinh miệt họ thì chính việc đó sẽ gây ra cơ sinh cho bản thân...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét