Mô phật nghĩa là gì? (câu hỏi thứ 49)
14 tháng 8 2013 lúc 0:13
(Dành cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)Phật bề trên dạy rằng: “mô” có nghĩa là cầu xin điều chi trong những trường hợp cụ thể, nhất định. Ví dụ như yêu tinh khi bị phật bắt cũng nói “Mô phật, con lạy phật” có nghĩa là yêu tinh muốn cầu xin phật điều chi đó mà trong trường hợp này, yêu tinh muốn cầu xin phật tha mạng.
Trong cõi phật, không hề có tiếng niệm Mô phật, cũng không hề có tiếng niệm Nam mô A Di Đà Phật, cũng như không có tiếng niệm Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, và cũng không hề có nói Bạch Thế Tôn, Bạch Như Lai như người đời thường kể chuyện.
Ở phàm gian, mô phật là tiếng niệm tắt của cụm từ Nam mô A Di Đà Phật và dùng để chào nhau giữa các phật tử. Vì vậy, các phật tử mỗi khi gặp nhau hay gặp người khác thường chấp tay lại trước ngực niệm mô phật. Điều này hoàn toàn không đúng vì:
Phật bề trên dạy rằng: từ “mô phật” chỉ dùng cho quái linh và nhơn linh để cầu xin phật điều gì. Đối với quái linh (ma, quỷ, ôn, yêu, tinh, ...), chỉ cần nói: “Mô phật, con lạy phật” là đủ, và chính ma thức thể hiện hết điều muốn cầu xin mà không phải nói ra thành lời. Đối với nhơn linh (người phàm) khi muốn cầu xin phật điều chi phải nói đúng như vầy: “Mô phật, con lạy phật. Con cầu xin phật … (nói ra lời cầu xin)”. Đối với người phàm đã học điển phật, khi muốn cầu xin phật điều gì thì phải nói: “Con cầu xin Ơn Trên Trời Phật … (nói điều mình muốn cầu xin).”
Tu hành để được đắc quả thành tiên phật có phải là tham vọng hay không? (câu hỏi thứ 40)
1 tháng 9 2013 lúc 22:47
(Dành cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)Phật bề trên dạy rằng:trong cõi phàm gian, từ rêu tảo, thảo mộc cho đến con người, mọi chúng sanh đều muốn vươn tới cái tốt đẹp hơn, cái hoàn thiện hơn. Đó chính là quy luật phát triển của thị hiếu thẩm mỹ của con người và đó cũng chính là quy luật vươn tới sự hoàn mỹ, sự cao cả vĩnh hằng của thiên đạo.
Ở thế giới thảo mộc, loài nào cũng muốn vươn đọt hướng lên trời ngày càng cao hơn và luôn hướng vào nơi có ánh sáng, thay lá trổ hoa khoe sắc đẹp.
Con người cũng vậy, khi còn bé thì luôn muốn bản thân mình lớn lên về thể xác và tinh thần. Khi lớn lên rồi thì lại muốn hiểu biết nhiều hơn, muốn thể xác đẹp hơn…và con người luôn nỗ lực phấn đấu để đạt được những điều mong muốn đó bằng cách nghiên cứu, học hỏi không ngừng.
Về linh hồn thì không ai muốn đến một nơi u tối xấu xa, một nơi không được an lành, không một ai muốn xuống địa ngục cả! Ai cũng muốn đến thiên đường, bồng lai tiên cảnh, niết bàn, cực lạc. Vì những lẽ đó mà loài vật cũng tu, loài người cũng tu, tu để thoát khỏi lẫn quẩn luân hồi, tu để được hòa nhập vào thế giới hoàn mỹ, cao cả, vĩnh hằng của phật.
Cái sự nỗ lực đó, cái lòng mong muốn đó đều là chính đáng, hợp với lẽ tự nhiên của thiên đạo và cũng là câu trả lời cho nhân loại vì sao cần phải tu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét