Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Bản chất của giấc mơ (câu hỏi thứ 28)

12 tháng 8 2013 lúc 23:51
(Dành cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)

Khi nói về giấc mơ tức là nói về quá trình liên hệ biện chứng giữa thức, ngủ, và mơ. Bởi là nhơn linh ai cũng có ngủ và có giấc mơ. Kể cả các loài vật chúng cũng có ngủ và có giấc mơ. Phật dạy rằng: giấc mơ của nhơn linh có ba dạng như sau:

1) Giấc mơ là sự bài tiết và cảnh báo của các cơ quan đại não:

Nói về sự bài tiết của não: lúc thức, não tiếp nhận một lượng rất lớn các dạng thông tin khác nhau, các dạng thông tin này biến thành xung khi đi vào đại não. Mọi mối quan hệ trong gia đình (cha mẹ, vợ chồng, con cái...) cho đến các mối quan hệ ngoài xã hội (bà con, bạn bè, người yêu,...) và quan hệ với thế giới môi trường tự nhiên (môi trường, cảnh quan nhân tạo, thiên tạo...) cùng với nhiều nỗi buồn phiền lo toan trong cuộc sống... Tất cả đều biến thành xung đi vào đại não.

Vì lúc thức, cổng thông tin của não mở ra để tiếp nhận tất cả các dạng thông tin của thế giới bên ngoài. Để rồi trong khi ngủ, cổng thông tin đó đóng lại, lúc đó, não sẽ phải xử lý rất nhiều dạng thông tin khác nhau: xung đơn lẻ, xung kết hợp, và xung phức hợp. Não thải ra (bài tiết) những xung không cần thiết hoặc có hại cho não... lúc đó gọi là mơ.

Do vậy, ai cũng phải ngủ và có giấc mơ. Ai không ngủ, không mơ sẽ có hại cho sức khỏe, lâu dần như vậy sẽ làm rối loạn các chức năng khác của cơ thể, có thể dẫn đến điên loạn và chết.

Cũng có bá tánh nói rằng họ ngủ và không có giấc mơ. Thật ra, họ đều có ngủ, có giấc mơ cả, và mơ nhiều giấc trong khi ngủ nữa kìa, nhưng vì khi thức dậy, não đã xóa đi hết hoặc chỉ còn giữ lại một vài giấc mơ mà thôi.

Còn nói riêng về sự bài tiết thì cũng không đơn giản chút nào, bởi bài tiết thì có bài tiết qua thập khiếu (tiêu, tiểu, miệng, da, hai mũi, hai mắt, hai tai) và bài tiết qua đại não.

Nói về sự cảnh báo của não: nội tạng cơ thể lúc thức và kể cả lúc ngủ đều phải qua sự kiểm soát rất chặt chẽ của hệ thần kinh đại não. Lúc ngủ, nếu như có một dấu hiệu nào bất thường về các hoạt động của các cơ quan nội tạng, sự bất thường đó sẽ lập tức biến thành xung rồi báo lên đại não và biến thành giấc mơ.

Vì vậy, có một số người có hệ thần kinh nhạy cảm nên ngủ mơ và biết trước được một số bệnh tiềm ẩn của cơ thể sẽ phát sinh trong tương lai... Giấc mơ loại này là sự cảnh báo của hệ thần kinh đối với cơ thể mà thôi.

2) Giấc mơ là dạng bài tiết và cảnh báo của tâm hồn:

Vì tâm hồn nhơn linh là nơi chất chứa không biết bao nhiêu sắc tướng lợi danh, thất tình lục dục, những nỗi cơ cực trần gian. Sâu thẳm trong tâm hồn nhơn linh còn phức tạp nhiều hơn là trong đại não... nên tâm hồn cũng có sự bài tiết, tức là có những giấc mơ xuất phát từ nơi sâu thẳm đó.

Những giấc mơ cao cấp đó của tâm hồn có thể cảnh báo trước những tai nạn, tật bệnh, sinh tử của bản thân, kể cả người khác trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra, còn có thể cảnh báo cả về xu hướng kinh tế, chính trị... của quốc gia hay thế giới.

Giấc mơ loại này có liên quan đến 3 hệ: ý thức, tiềm thức và vô thức. Vì nó lưu trữ cả 3 hệ này nên có thể báo cho người mơ biết được những chuyện trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Do vậy mà tâm hồn sâu thẳm và phức tạp hơn não rất nhiều. Nếu như thần kinh kiểm soát toàn bộ hoạt động của cơ thể thì tâm hồn kiểm soát toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh.

3) Giấc mơ là dạng xuất hồn ra khỏi thể xác trong những điều kiện nhất định: Phật nói rằng đây là dạng đặc biệt cao nhất trong ba dạng của giấc mơ nhưng không phải ai cũng có được dạng giấc mơ này, và nhất là mơ được như vậy thường xuyên thì lại càng rất hiếm, bởi vì chỉ trong những điều kiện nhất định thì hồn mới có thể xuất ra được khỏi xác và tạo nên giấc mơ đó.

Phật dạy rằng hồn ở trong tâm, mà chu vi của tâm luôn tồn tại hai lực rất lớn ngược chiều nhau: một là lực đẩy vào trong, hai là lực đẩy ra ngoài.

- Lực đẩy vào trong: nhằm để giữ hồn ở trong nội vi của tâm, không cho hồn thoát ra tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Nếu hồn cố gắng tiến tới ngoại biên của tâm càng gần bao nhiêu thì lực đẩy vào càng mạnh bấy nhiêu, hồn sẽ không có cách nào ra khỏi tâm hồn của nó được.

- Lực đẩy ra ngoài: nếu như hồn nào thắng được lực đẩy vào trong mà tiến ra tới đúng ngoại biên tâm thì lực đẩy vào tại thời điểm lúc đó sẽ bằng không. Nếu hồn không quay vào mà tiếp tục tiến xa hơn một chút nữa thì lập tức xuất hiện một lực đẩy ra rất mạnh từ ngoại vi đẩy hồn ra khỏi tâm hồn, lúc này hồn muốn quay vào trong tâm của mình thì không được nữa rồi. Muốn trở vào thì phải thắng được lực đẩy ra rất mạnh của ngoại vi tâm mới có thể trở vào tâm hồn được!

Lực đẩy này nhằm bảo vệ hồn ở trong tâm hồn không bị các hồn khác hay các thế lực khác từ thế giới bên ngoài gây hại. Vì vậy, muốn xuất-nhập hồn phải có ai đó (Quái linh, Chư linh, Mahacala) giúp đỡ hoặc cho phép thì hồn mới có thể chu du thế giới được.

* Mức độ chính xác của giấc mơ:

- Đối với loại thứ 3 của giấc mơ, vì hồn có mặt trực tiếp tại cảnh quan thật đang thấy (không gian, thời gian, sự việc, cảnh vật,...) nên không khác gì bản thân có mặt tại đó. Tùy theo năng lực của hồn mà thấy được xa hay gần, nhiều hay ít các sự việc đang diễn ra. Nói tóm lại, với trường hợp này, những gì thấy được đều đang tồn tại trong không gian và thời gian thực nên mức độ chính xác là 100%, nghĩa là không có sự pha tạp của các xung.

- Đối với loại giấc mơ thứ nhất và thứ hai, vì có sự chèn ép, hòa lẫn giữa các xung, hoặc do năng lượng của xung yếu, nên sao chụp thực tại không chính xác, tạo thành giấc mơ tạp - giấc mơ nửa có nửa không - nên mức độ đúng luôn dao động từ 1% - 94%.

Bản thân được phật dạy cũng chỉ có thể truyền đạt lại tới đây thôi, nếu không sẽ phạm giới cấm... Ai học chánh điển phật chắc cũng biết xã hội phật nghiêm minh như thế nào rồi...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét