Sự khác biệt giữa không tin và vô tin (câu hỏi thứ 100)
11 tháng 8 2013 lúc 21:33
(Dành cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)Mới nghe thoáng qua nhiều người sẽ nghĩ rằng "không" có nghĩa là vô hay "vô" có nghĩa là không. Nhưng thật ra nó hoàn toàn khác nhau, đặc biệt trong trường hợp không tin và vô tin điển phật. Vậy, thế nào là không tin và thế nào là vô tin điển phật?
Phật bề trên có dạy rằng: không tin có nghĩa là hoàn toàn không tin tưởng gì, nghĩa là trong tâm ý không hề nghĩ tới, đó là những người không có tâm đạo, nên coi chuyện điển phật là không đáng quan tâm, nhảm nhí, mê tín dị đoan... Còn vô tin có nghĩa là giảm lòng tin hoặc bán tín bán nghi với điển phật, cơ bản là do:
Một, bản ngã mình quá lớn hay còn gọi là cái ta quá lớn, bởi do thường cầu nguyện xin cho bản thân ta hoặc cầu xin cho người khác được mọi điều như ý. Bá tánh thường xin về chuyện tình duyên, gia đạo, danh lợi phú quý, tật bệnh nạn tai... chứ ít thấy ai thật lòng cầu đạo. Đã như vậy rồi khi bản thân không được như ý sở cầu thì bắt đầu giảm lòng tin. Phải biết rằng: phàm nhân không ai có thể xin cơ được cả vì mỗi một chúng sanh đều có nhân quả nghiệp duyên của mình. Những người giảm lòng tin này thường là những người mê muội vì không thấy được chuyện hôm nay chính là do cơ của mình, để từ đó tỏ lòng sám hối tội lỗi từ kiếp trước mà lại còn đi cầu xin cơ.
Hai là: cũng vì mê muội không thấy được tội lỗi của mình tạo ra ở những kiếp trước, ở quá khứ hay trong hiện tại nên khi không được như ý sở cầu thì sinh ra tâm ý oán trách trời phật bất minh, bắt đầu nói năng hay hành động mông muội, trách trời phật sao không chứng giám lòng thành, không linh hiển sửa cơ lại cho mình, do đó mà đã phạm vào tội phạm tôn ti hoặc tội vô tôn ti. Mà chỉ cần phạm vào một trong hai tội này thôi thì không thể có cơ tu thành tiên phật được!
Phật dạy rằng trần gian ai hiểu cơ sẽ không bao giờ xin cơ.
Sự khác biệt giữa vô tôn ti và phạm tôn ti (câu hỏi thứ 68)
11 tháng 8 2013 lúc 23:08
(Dành cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)Phật bề trên dạy rằng: tôn ti là vấn đề vô cùng phức tạp và tế nhị trong cõi phật, bởi tôn là kính trọng còn ti là nhỏ bé thấp hèn nên tôn ti xưa kia do Đấng Tạo Hóa trực tiếp phân định ngôi vị trước sau, lớn nhỏ, trên dưới, cao thấp... để xã hội phật được bảo đảm sự công bằng và lẽ phải, được tồn tại an lành và đại định. Phật dạy rằng: vô tôn ti và phạm tôn ti cần phải hiểu cho thật kỹ.
Vô tôn ti ở cõi phật ngày nay là những vị phật nào đòi phân định lại ngôi vị ở cõi phật hoặc là tâm không phục sự phân định xưa kia của Cha Phật. Phật mà phạm vào tội vô tôn ti thì trong chia chức xa luân tới đây sẽ không còn là phật và sẽ bị lai hạ để ăn năn sám hối tội lỗi.
Vô tôn ti ở cõi phàm gian là những chúng sanh biết có trời phật trên đầu mà vẫn không tôn kính, vô lễ, hỗn láo với bậc bề trên, đó chính là phạm vào tội lớn: tội vô tôn ti. Chúng sanh phạm tội vô tôn ti sẽ không có cơ tu thành tiên phật, chẳng những vậy mà còn bị chia vạn loại!
Phạm tôn ti ở cõi phật ngày nay là do những vị phật bề dưới khi gặp phật bề trên mà không biết, không nhận ra mà có những lời nói, hành vi hỗn láo, xúc phạm với phật bề trên. Hoặc những vị phật đang ở cõi phật nhưng không biết, không nhận ra phật bề trên đang bị lai hạ ở cõi phàm mà xem thường, không phục hoặc có những lời nói, hành vi xúc phạm,... đều phạm vào tội phạm tôn ti. Phật mà phạm tôn ti sẽ bị lai hạ ở cõi Nhà Âm.
Phạm tôn ti ở cõi phàm gian có nghĩa là những chúng sanh nào không biết mà phạm vào điều cấm kỵ của trời phật, hoặc người phàm khi gặp phật bề trên bị lai hạ ở phàm gian nhưng không biết, không nhận ra mà bạc đãi, hành hạ, xúc phạm,... thì chắc chắn sẽ xuống Nhà Âm. Người phạm tôn ti không được thành tiên phật mà còn phải bị chia vạn loại. Ngày nay, bá tánh phạm tội phạm tôn ti rất nhiều, ví dụ:
- Phật Bà Quan Âm là vị Phật Mẫu Chí Tôn lai hạ mà kinh kệ bá tánh lại gắn cho là đệ tử, hầu Thích Ca Mâu Ni là một vị phật chúng sanh! Chỉ một tội này thôi thì chúng sanh đã bị chia vạn loại rồi!
- Cũng vậy, Phật Bà Quan Âm không hề có 12 đại nguyện và cũng không hề có chuyện Quan Âm Thị Kính như trần gian, kinh kệ, bá tánh nói.
- Di Lặc cũng là phật chúng sanh mà kinh kệ bá tánh lại cho là chủ trì Long Hoa Hội. Bá tánh chỉ là người phàm mắt thịt làm sao nhìn thấu huyền cơ trời phật, làm sao biết được Long Hoa Hội là gì...
- Cao Đài Tiên Ông là phật nhỏ mà bá tánh lại cho là đấng tối cao... như vậy thì đã phạm tôn ti rồi!
- Chúa Jesus là chúa Bị ở cõi Nhà Âm thì bá tánh sùng tín cho là đấng toàn năng, và thiên đàng cũng ở Nhà Âm thì bá tánh lại cho là ở cõi Trời...
- Đấng Chúa Trời là ôn linh cõi Âm Giới thì bá tánh sùng tín lại cho là đấng vô đối..
- Đấng Ala bên đạo Hồi là ôn binh ở cõi Âm, cũng do bá tánh mê tín mà cho là đấng tối cao...
Do con người mông muội, chỉ nghe những gì người khác kể lại, chỉ biết được những gì trong kinh kệ mà không được nghe phật dạy trực tiếp... cứ mãi sùng bái phật mà không biết phật thât sự như thế nào, như vậy có khác nào "người mù xem voi"? Nên phạm tôn ti là điều hiển nhiên!
Phật nói rằng bá tánh sùng bái phật là tốt, tu hành là tốt nhưng do mù quáng, mê muội mà phạm tôn ti thì khó mà siêu thoát chứ nói chi là đắc quả thành tiên phật!!
Vì vậy mà phật bề trên có dạy rằng:
"Muôn lần chớ phạm tôn ti
Dù cho phật lớn cũng đi A Tì."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét