Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Sự Thật về kinh Vu Lan (câu hỏi thứ 32)

3 tháng 8 2013 lúc 0:02
(Dành riêng cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)

Phật bề trên dạy rằng: các phẩm Vu Lan đang tồn tại ở đời đều do con người đặt ra để dạy bá tánh có hiếu với cha mẹ. Đó gọi là nhân đạo - đạo làm người, đạo của con người lập ra. Có thể nói đó là một câu chuyện nhằm giáo dục về đạo đức đơn thuần - chỉ giúp con người sống tốt chứ không thể nhờ đó mà đắc quả tiên phật được.

Chính trong các phẩm này cũng đã thể hiện rõ sự mông muội của con người khi nói về đạo trời. Theo phật bề trên dạy, khi một bậc nào đó tu đắc quả thành phật thì sẽ phát trí huệ, thông hiểu NHÂN-QUẢ của chúng sanh, và hiểu rõ giáo cấm của bề trên là không cho phép can hạ - nghĩa là không cho phép phật xen vào chuyện cõi dưới: cõi trời, cõi âm, cõi phàm. Tội can hạ là tội đứng hàng thứ hai trong bảy điều giáo cấm của cõi phật. Như vậy, chuyện phật Mục Kiền Liên (theo như phẩm Vu Lan nói) xuống tận cõi âm để cứu mẹ là điều hoang tưởng.

Và vấn đề cốt lõi ở đây đó là phật bề trên giáng điển rằng: "Trong toàn cõi phật, không có phật nào tên là Mục Kiền Liên cả!"



Thế nào là chấp? (câu hỏi thứ 82)

3 tháng 8 2013 lúc 14:10
(Dành cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)

Phật bề trên dạy rằng: "Chấp là giữ chặt lấy trong lòng không chịu buông bỏ." Con người có nhiều kiểu chấp.

Một là chấp mê. Là tin tưởng vào giáo lý, kinh kệ một cách mù quáng như mê tín dị đoan, từ đó dẫn tới mê muội không sáng suốt.

Hai là chấp nê. Hay còn gọi là chấp nhất, nghĩa là chỉ biết theo một mặt, một chiều duy nhất, giữ chặt lấy một ý kiến không chịu thay đổi.

Ba là chấp kinh. Là giữ theo đạo thường (nhân đạo), lẽ thường ở đời, bởi vì:

- Kinh có nghĩa thứ nhất là trải qua, từng trải, từ đó hình thành lý lẽ kinh nghiệm ở đời, rồi giữ lấy lý lẽ kinh nghiệm đó không chịu tiếp thu nghe học cái mới nên gọi là chấp kinh.

- Kinh có nghĩa thứ hai là xem xét. Bá tánh xưa nay xem xét sự việc thường dựa vào lý lẽ hiểu biết kinh nghiệm của bản thân, hoặc dựa vào kinh nghiệm sách vở đời thường, thấy việc khác lạ với kinh nghiệm hiểu biết của bản thân và của số đông thì cho là không đáng tin cậy. Đời gọi đó là bảo thủ, phật gọi đó là chấp kinh.

- Kinh nghĩa thứ ba là phép thường đạo thường ở đời. Bá tánh nhân sanh thường dựa vào phong tục tập quán, truyền thống, quan niệm xã hội, gia đình truyền lại như việc đối nhân xử thế, tu hành tụng niệm, thờ cúng ma chay, thế giới vô hình... rất khó thay đổi nên gọi là chấp kinh.

- Kinh nghĩa thứ tư là sách vở kinh kệ xưa truyền lại: việc truyền lại nhiều đời những lý lẽ kinh nghiệm là tốt nhưng khi gặp cái mới thì không chịu suy xét tường tận, học hỏi thấu đáo, không thay đổi theo lẽ tự nhiên mà cứ giữ theo cái cũ nên gọi là chấp kinh. Phật bề trên dạy rằng: các tôn giáo ở đời lấy kinh kệ (kinh Phật, Cao Đài, kinh Thánh, kinh Koran, ..) để truyền giảng đạo và nhất nhất dựa vào đó mà không hề biết đúng sai chỗ nào, mọi việc đều cứ viện vào kinh mà nói (gọi là kinh viện). Kinh viện cũng là một dạng chấp kinh.

Thế nên, chỉ bấy nhiêu đó thôi đã thấy con người dù có tu hành khổ hạnh bao nhiêu đi nữa chỉ cần lọt vào một trong ba cái chấp trên là cũng đủ để lạc vào cõi u minh, đừng nói chi đến vãng sanh.

Bề trên đã dạy: "Muốn thành phật, chúng sanh chấp phải bỏ chấp". Nghe qua có vẻ dễ dàng nhưng có mấy ai trong sanh chúng không vướng phải chấp mê, chấp nê và chấp kinh?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét