Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Thế nào là siêu độ, thế nào gọi là siêu thoát? (câu hỏi thứ 36)

1 tháng 8 2013 lúc 12:53
Phật giáo ở đời nói siêu độ là đưa linh hồn người chết từ bến mê qua bờ bến giác, để nhập vào cõi Niết Bàn, và gọi đó là siêu thoát ! Vì vậy, đạo phật ở đời thường tổ chức lễ cầu siêu tụng kinh niệm phật và nói là để cứu độ cho linh hồn người chết được siêu thoát !

Ơn trên dạy rằng: Siêu độ và siêu thoát hoàn toàn khác nhau mà còn khác xa với những gì kinh kệ thường nhân nói ! Phật bề trên nói siêu độ là khả năng của một ai đó có đủ sức đưa chơn linh người chết nhập vào cõi phật, vì hồn nào còn lẫn quẫn ở cõi phàm gian và cõi nhà âm thì vẫn còn ở trong vòng lẩn quẩn luân hồi của chúng sanh !

Nếu như có hồn nào vượt được lên cõi trời thì cũng vẫn chưa gọi là siêu thoát được, vì cõi trời vẫn còn nằm trong vòng luân hồi của tam giới (cõi phàm, cõi âm, cõi trời).

Siêu thoát là nói những chơn linh nào lên được cõi phật mới gọi là siêu thoát. Muốn lên được cõi phật thì phải là người tu hành chơn chánh (chơn tu), tu hành chơn chánh không phải như quan niêm của chúng sanh là ăn chay, tụng kinh, niệm phật, trì giới, tu hành khổ hạnh... mà là phải tu hành đúng theo chân kinh, chân kinh chính là lời phật giảng trực tiếp. Phật Thích Ca từ khi nhập Niết Bàn thì trần gian đã không còn chân kinh nữa ! Ngày nay cho dù hiện đại tới đâu, có in ấn lời nói hay thu âm trực tiếp lời Phật Tổ thì đó cũng không phải là chân kinh, có ai giao tiếp được với phật đâu mà có chân kinh !

Còn điều thứ hai, muốn lên được cõi phật thì phải là người phá chấp mê, mà trần gian này ai cũng chấp mê cả hết, cứ nhìn những người tu thì biết. Phật nói cõi Niết Bàn còn gọi là cõi Định nên muốn lên được Niết Bàn còn phải do Cơ Phật định nữa !

Như vậy, ngày nay tu hay không tu ai ai cũng đều có chấp. Không ai có khả năng siêu độ và cũng chẳng ai có khả năng gọi là siêu thoát cả !

việc tụng niệm kinh kệ phật trong lễ cầu siêu chỉ là mộng tưởng mà thôi, vì khi rời khỏi xác linh hồn sẽ thấy xác nằm im bất động còn người thân thì khóc than thảm thiết...hồn thì rơi vào trạng thái u tối mênh mông, thấy các hồn khác đang vất vưởng u sầu nên rất là kinh sợ.

Hồn lúc đó không có chỗ nương tựa bám víu, liền nghe theo lời kinh tiếng kệ để làm cứu cánh cuối cùng, bởi lúc sống từng nghe nói nhiều về kinh kệ giải thoát nhưng không tin, nay thấy rõ nên lấy đó làm tia hy vọng !

Hồn lúc đó rơi vào trạng thái u minh cũng giống như những người đang tụng kinh niệm phật kia vậy, nhưng khác ở chỗ là hồn đã trực tiếp thấy rõ nên vô cùng hoảng sợ, còn những người đáng tội nghiệp kia có thấy có biết gì đâu mà sợ.

Còn hồn cũng chẳng biết được là khi hết thời gian vất vưởng, Bậc Đưa Hồn Sự sẽ đến bắt hồn đưa về cõi âm để xét xử theo cơ định ! Tội nghiệp thay đến lúc chết đi mà vẫn còn chìm trong mê muôi, nói chi là người còn đang sống, vì vậy mà phật bề trên dạy là:
 Mấy ai thoát khỏi địa cầu
Dấu xưa tiên phật, giọt sầu chúng sinh !


Kinh kệ đúng hay sai? (câu thứ 31)

1 tháng 8 2013 lúc 22:23
Phật bề trên nói: Kinh kệ ở đây là nói đến tất cả hệ thống kinh sách xưa nay của các tôn giáo ở đời như kinh phật, kinh cao đài, kinh thiên chúa, .... Thật sự, xưa kia có những người tu hành đắc quả tiên phật, đó là những vị tiên phật bị lai hạ hoặc phải xuống đời chứng minh đạo hạnh ... Khi đắc quả, những bậc đó truyền dạy lại cho chúng sanh. Sau này, sanh chúng cứ lấy đó làm cơ sở để tu theo mà không ai biết được rằng:

- Thứ nhất, đắc quả tiên phật nghĩa là không phải tự mình tôn mình (tự tôn) là tiên là phật được mà có ơn trên chứng ngộ sắc phong công nhận mới gọi là tiên phật được.

- Thứ hai, đắc quả tiên phật là chỉ hiểu được phần nào lý của trời phật chứ không phải là hiểu biết hết, và phải xuống đời chứng minh đạo hạnh. Sau khi về trên lại phải tiếp tục tu hành để chuyển hóa lên cao hơn nữa, bởi đạo trời bao la thâm diệu vô cùng, vô tận...

- Thứ ba, từ điều thứ hai có thể thấy rằng bậc đắc quả không thể nào hiểu hết được đạo trời thì làm sao giảng tường tận cho các đệ tử được. Hơn nữa, cho dù muốn truyền đạt hết những gì bản thân thông tuệ được về thiên đạo thì cũng không thể, vì chúng sanh không được phép biết về thế giới trời phật nên kiêng không nói ra hết vì sợ phạm tội với bề trên. Mặt khác, nếu có giảng ra thì chúng sanh cũng không đủ trí huệ để hiểu được những điều cao thâm của đạo trời.

- Thứ tư, do các đệ tử cũng là chúng sanh nên bậc đắc quả có giảng cho họ nghe nhưng vì khả năng lĩnh ngộ có hạn cho nên người thì tiếp thu không hết ý giảng, người thì hiểu sai lời, ... từ đó ghi chép lại lời giảng một cách chủ quan. Và hệ lụy là khi giảng cho lớp đệ tử sau thì nội dung ban đầu đã không còn nguyên vẹn.

- Hơn thế nữa, từ xưa đến nay kinh kệ đã được truyền từ đời này sang đời khác và được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhiều lần nên không thể tránh khỏi việc tam sao thất bản.

Như vậy, sự lĩnh ngộ ban đầu đã không hoàn toàn đúng, cùng với sự ghi chép chủ quan, sự sai sót thông qua lăng kính của người truyền giảng và cuối cùng là vấn đề chuyển ngữ đã kéo theo hệ quả mà như phật bề trên đã dạy: Kinh kệ ngày nay chỉ còn 6% nội dung là đúng, sai đến 94%. Nhưng vấn đề lớn là ở chỗ những người tu theo kinh kệ không thể nhận ra được đâu là đúng đâu là sai, nên họ rơi vào trạng thái u minh, không thể biết được con đường nào là tu đúng theo thiên đạo!

Bởi thế, phật bề trên có dạy rằng:

                                                "Mấy ai thoát khỏi địa cầu
                                                 Dấu xưa tiên phật, giọt sầu chúng sanh!"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét