Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Sát sanh có tội hay không? (câu hỏi thứ 29)

1 tháng 8 2013 lúc 10:59
         Ai cũng biết sát sanh là giết hại chúng sanh nhưng hầu như không ai biết được chúng sanh thật sự là như thế nào, bởi trong kinh kệ có nói là giết một con vật (muỗi, kiến, heo, gà,, vv...) là có tội. Có thể nói rằng đây là quan niệm không hoàn toàn đúng với lý tự nhiên hay còn gọi là thiên đạo.
          Phật bề trên dạy rằng "Muôn loài chỉ một chúng sanh" (Phật Ngọc Hoàng); "Muôn vật có sự sống đều là chúng sanh" (Phật Mẫu Na La). Vậy, rêu tảo có sự sống không? - Có. Cỏ cây có sự sống không? - Có. Các loài virus, vi khuẩn có sự sống không? - Có.
          Theo đó, bất kỳ một con người nào ở trên cõi đời này dù có tu hành hay không tu hành đều phạm tội sát sanh hết!
          Phật bề trên dạy rằng: Theo lẽ tự nhiên, vì sự sinh tồn của mình thì loài này ăn thịt loài kia để sống, như con trâu con bò ăn cây cỏ để sống, trong khi đó, con trâu con bò là một nguồn thực phẩm của con người. Con gà con vịt ăn côn trùng để sống thì nó cũng là một nguồn thực phẩm của con người hay nói cách khác, chúng là vật dưỡng nhơn.
          Nói là ăn chay (chỉ ăn thực vật) để tránh sát sanh (theo quan niệm của Phật giáo ở đời) nhưng có ai hiểu rằng ăn rau cỏ cũng là chính là sát sanh đó. Uống một ly nước đã đun sôi có biết bao nhiêu sinh linh trong đó phải chết? Khi bị bệnh, ta uống thuốc (để diệt vi rút hoặc vi khuẩn) thì cũng là ta đang sát sanh đó thôi. Một bước chân ta đi, có biết bao sinh linh bị sát hại?
          Từ đó thấy rằng các hộ gia đình, các nông trại trồng trọt chăn nuôi với số lượng lớn với mục đích nhằm cung cấp nguồn thực phẩm lớn cho cả cộng đồng thì cũng là hợp với lẽ tự nhiên.
          Trở lại vấn đề sát sanh thì sát sanh bao hàm cả việc giết và hại chúng sanh; có tội hay không có tội là tùy vào mục đích giết và cách thức giết.
         -  Nếu giết để phục vụ sự sinh tồn cho bản thân hay cho cộng đồng thì là chính đáng.
         -  Nếu giết để thỏa mãn sự tức giận ganh ghét, giết vô tội vạ thì là có tội.
         -  Nếu giết một cách tàn nhẫn, độc ác là có tội.
         -  Nếu không giết mà hại thì cũng có tội. Nhốt thú hoang vào trong chuồng, chim trời vào trong lồng, cá tự nhiên vào trong chậu...để phục vụ mục đích giải trí, làm mất đi sự tự do của nó là một ví dụ tội lỗi.
          Tóm lại, giết sinh linh vì một trong hai mục đích sau là không có tội: Vì sự sinh tồn của bản thân hay của cộng đồng và vì mục đích chính đáng.

Ăn mặn có tội hay không? (câu hỏi thứ 30)

1 tháng 8 2013 lúc 11:25
Phật bề trên nói rằng: Theo kinh kệ chúng sanh, ăn mặn là ăn những thức ăn có máu thịt của động vật, nghĩa là người ăn mặn hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp giết chết con vật đó, và trước mắt là người đó sẽ bị tổn thọ hay nặng hơn nữa là đã tạo nghiệp cho kiếp sau !

Có thể nói điều này là hoàn toàn mê lầm, bởi như đã dạy ở câu hỏi thứ 29, động vật và thực vật được gọi là "vật dưỡng nhơn" nên ăn mặn cũng là chính đáng hợp với lẽ tự nhiên.

Cũng theo kinh kệ thì ăn chay là không sát sanh vì thức ăn chỉ bao gồm các loài thực vật. Nhưng theo phật bề trên dạy thì thực vật cũng là chúng sanh, như vậy ăn chay cũng là giết hại chúng sanh, vậy nếu tu theo kinh kệ phàm nhân thì không thể nào thoát khỏi sát nghiệp !.... Đó chính là sự mê lầm lớn mà từ xưa đến nay những người tu theo đạo phật đã và đang vướng phải.

Tóm lại, việc ăn mặn không phải là cái tội và không có liên quan gì tới tuổi thọ hay tạo nghiệp cho kiếp sau cả. Như vậy, việc ăn chay hay ăn mặn đều là như nhau, cả hai đều không giúp ích được gì cho việc tu hành đắc quả, có chăng việc ăn chay chỉ là tốt cho sức khỏe hơn là ăn mặn mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét