Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Thiên cơ là gì? Tại sao thiên cơ bất khả lộ? Thiên cơ bất biến hay khả biến? (câu 102)

9 tháng 9 2013 lúc 22:26
(Dành cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)

Nói đến thiên cơ thì phải nói đến ba cơ lớn trong thế giới Trời Phật là: Cơ Cha, cơ Cha Phật và cơ Phật.

Cơ Cha: là cơ do Đấng Tạo Hóa trực tiếp định, nghĩa là chỉ có phật bề trên nào có cơ liên hệ trực tiếp đến Đấng Tạo Hóa như Đấng Phật Cơ hay Đấng Nối Chí, đều phải do Cha trực tiếp xử định. Xưa lắm trong cõi phật, chúng sanh vạn loại cho đến chư phật đều do Cha chưởng quản. Ngày nay, cơ Cha do Phật Cơ chưởng quản.

Cơ Cha Phật: là cơ do các vị cổ phật trong càn khôn, vũ trụ định, nghĩa là các cõi các giới nào có cơ liên hệ với Cổ Phật thì đều do Cổ Phật nhiều tầng nhiều nơi chưởng quản.Ví dụ như trong Càn Khôn thì có 5 vị Cổ Phật coi. Trong mỗi vũ trụ (có 60 vũ trụ ) thì có 6 ông Đạo Pháp coi. Các vòng ngoài vũ trụ, Vô La, Ca La, Đại La trở lên đều có 10 ngôi vị phật quả coi cả. Trong toàn vũ trụ thì có bốn ông Đạo Pháp hay gọi là bốn ông vương đế coi.

Cơ Phật: là cơ do sáu ông vua phật hay còn gọi làsáu ông vua cha (ông cổ, ông hổ, ông hồ, ông cổ cổ, phật hay gọi là lão, ông) coi chung cả hết. Sáu ông này do phật giáo chủ sắc phong, phật giáo chủ là phật sáng lập ra chư linh mà còn là vị phật sáng lập ra mahacala… từ đó chỉ xuống cõi thiên định và cõi âm định.

Trong mỗi một thiên cơ (cơ Cha, cơ Cha Phật, cơ Phật) đều bao hàm 3 cơ là: cơ nguyên, cơ duyên và cơ sinh.

Cơ nguyên là cơ định ban đầu (dựa vào nhân quả nghiệp duyên) như tốt-xấu, lành-dữ… đều là 61%, ai cũng như vậy nên gọi là thiên cơ bất biến, thể hiện sự nghiêm minh, công bằng và lẽ phải và cũng là thể hiện đức hiếu sinh của đấng bề trên.

 Cơ Duyên: còn gọi là cơ liên hệ và đây chính là nguyên lý vận hành và phát triển của cơ, bởi sinh linh vạn loại cho đến phật, ai cũng có cơ liên hệ cả. Cơ duyên để chứng ngộ và làm phát sinh thêm cơ thứ ba đó là cơ sinh.

Cơ Sinh: là từ định cơ ban đầu, rồi dựa vào cơ liên hệ để sinh ra cơ sinh nên còn gọi là cơ phát triển. Cơ này chiếm 39% tốt xấu, lành dữ do chính mình tạo nên và làm thay đổi cơ nguyên ban đầu tăng hay giảm, nên gọi là thiên cơ khả biến. Có 2 trường hợp như sau:

Cơ sinh đồng biến với cơ nguyên: nghĩa là nếu cơ ban đầu bị định là 61% lành dữ, tốt xấu. Do bản thân biết hay không biết tu dưỡng, biết hay không biết ăn năn sám hối… nên sẽ làm thay đổi cơ nguyên (cơ định tùy tâm, cơ biến tùy tâm). Nếu cùng xấu thì càng xấu, nếu cùng tốt thì càng tốt hơn, khi đó cơ nguyên ban đầu tăng lên (vượt 61%), gọi là thiên cơ khả biến.

Cơ sinh nghịch biến với cơ nguyên: nghĩa là cơ ban đầu định 61% lành dữ, tốt xấu. Cũng do bản thân biết hay không biết tu dưỡng, ăn năn sám hối, nên sẽ làm thay đổi cơ nguyên (cơ định tùy tâm, cơ biến tùy tâm). Nếu cơ nguyên xấu mà cơ sinh tốt hay cơ sinh xấu mà cơ nguyên tốt cũng đều làm giảm cơ nguyên ban đầu nên cũng gọi là thiên cơ khả biến.

Vì vậy mà tiên phật gọi là thiên cơ bất khả lộ, nghĩa là không thể nói ra được vì có bất biến và có khả biến, lộ ra thì khả biến, giữ nguyên thì bất biến. Mà cho dù có lộ ra thì cũng bất khả tri, nghĩa là không thể biết rõ được, không thể  hiểu được. Có hiểu có biết được thì cũng bất khả thi, nghĩa là không thể làm theo được, không thể chống lại được.

Và hơn thế nữa, nếu lộ cơ trời sẽ bị tội lớn với trời phật, nhẹ thì bị tổn thọ hay gọi là giảm thọ (mức 1), nặng hơn thì yểu mạng, đoản mạng, chết bất đắc kỳ tử (mức 2). Nặng hơn nữa thì nạn kiếp trùng lai - lặp lại liên tiếp nhiều kiếp (mức 3). Nặng nhất là bị lai hạ và không thể tu thành tiên phật (mức 4).

* Thiên cơ khả biến tùy căn, bất biến tùy căn: căn ở đây là căn gốc. Tùy theo căn gốc thuộc cơ nào chưởng quản thì bất biến hay khả biến.

* Cơ định tùy tâm, cơ biến tùy tâm: định ở đây nghĩa là ấn định, quyết định; định có nghĩa là căn cứ vào tâm để định (tâm lành hay dữ, tâm có sám hối hay không sám hối. Nếu tâm thay đổi theo chiều tốt thì cơ định sẽ tốt và ngược lại, hoặc tâm cố chấp, không thay đổi thì cơ sẽ giữ nguyên ban đầu); định còn có nghĩa là xui định và khiến định. Xui định và khiến định là để người bị định cơ hành theo cơ. Cho nên không ai có thể chống lại được cơ, không ai có thể bẻ nạn chống trời là như vậy.
* Không biết cơ đừng luận đến cơ. Vì ai không nắm cơ, không biết cơ mà luận về cơ thì bị tội tương đồng với tội làm lộ cơ. Cho nên đó là lý do vì sao mà “thiên cơ bất khả lộ”.

3 nhận xét:

  1. Người Hành Khất thân mến, bài này trích từ sách nào vậy ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Được ! «Điển phật tham ngộ»

      Xóa
    2. Không có từ cuốn sách nào trên thế gian bạn à. Những gì trên đây là được Bề Trên truyền lại

      Xóa