Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Thế nào là ngộ? (câu hỏi thứ 101)

5 tháng 9 2013 lúc 21:35
(Dành cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)

Phật bề trên dạy rằng: Hàm nghĩa của chữ ngộ bao gồm các nghĩa: trúng, lầm, gặp, kỳ lạ, hiểu ra sự thật. Phật dạy: ví dụ như ngộ đạo có nghĩa là một người nào đó hiểu ra sự thật về đạo chứ không phải là biết hiểu từ kinh kệ.

Sinh linh vạn loại có nhiều bậc khác nhau nên dẫn đến cái ngộ khác nhau và lĩnh vực ngộ cũng khác nhau, không phải ai cũng ngộ đẩy đủ trọn vẹn mọi lĩnh vực được. Vì vậy, khi nói đến ngộ phải nói về 2 vấn đề:

1. Mức độ ngộ: là nói lên góc độ hiểu biết, nhìn thấu sự vật hiện tượng của các cõi, các giới, bởi cái ngộ, cái hiểu biết của chúng sanh không thể giống, không thể bằng cái ngộ của tiên phật được. Cho dù cùng một sự vật hiện tượng, cùng một nguyên nhân, cùng một kết quả, cùng là chúng sanh cả nhưng cái ngộ cũng khác nhau.

Thế giới tiên phật cũng vậy, cái ngộ của tiên phật cũng khác nhau mới dẫn đến đắc quả khác nhau và quả vị khác nhau. Đó là chưa nói đến đạo bao la vô cùng, vô tận, mỗi tiên phật ngộ khác nhau và chỉ ngộ được một phần rất nhỏ bé của đạo mà thôi, không ai có thể gọi là ngộ đầy đủ lý lẽ của thiên đạo được.

Mức độ ngộ có liên quan đến trí huệ. Có người ngộ sâu có người ngộ nông, có người hiểu hiện tượng bên ngoài, có người hiểu bản chất bên trong,.. vì vậy mà nhơn linh ngộ khác hoàn toàn với chư linh ngộ. Do trí huệ chư linh cao hơn nhiều nên nhìn thấu chân tướng, lý lẽ, nhân quả của sự vật, hiện tượng, còn chúng sanh người trần mắt thịt thì không thể nhìn thấu được. Tại sao như vậy?

Vì trí huệ liên quan đến căn cơ , căn là căn gốc của chơn hồn và cơ là nhân quả nghiệp duyên của chơn hồn, trong đó, căn gốc chơn hồn là quyết định.

2. Thời gian ngộ: tức là thời lượng hiểu nhanh hay hiểu chậm. Trong đạo, cùng một lý lẽ đạo,cùng học như nhau, nhưng thời điểm hiểu ra khác nhau, tại sao như vậy?

Cái ngộ nhanh hay chậm với thời gian bao lâu đều phụ thuộc vào vận hạn, chưa đến vận hạn dù là phật cũng không thể ngộ được… mà vận hạn thì dựa vào căn gốc và dựa vào định cơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét