Khai điển, truyền điển, mất điển, và điển ma là như thế nào? (câu hỏi thứ 62)
5 tháng 9 2013 lúc 22:31
(Dành cho bà con tin tưởng điển phật tham ngộ)Đối với người học điển:
Phật bề trên dạy rằng: Học đạo thiên điển không giống như học đạo nhân đạo trần gian, nghĩa là phải tùy theo căn cơ vận hạn của mỗi sinh linh để truyền khai điển phật. Những người được nhận điển phật thường là:
1) Người có căn cơ là chư linh, chư phật lai hạ.
2) Người có căn cơ tu hành nhiều kiếp trước.
3) Người có tâm tin tưởng tôn kính trời phật.
4) Người có nhiều công đức (không phải công đức như bá tánh tưởng nghĩ).
5) Người có tâm hiền lành chơn chánh (nay gọi là hiền lương).
6) Người không chấp mê hoặc người phá chấp mê.
7) Người được ơn trên ban ơn huệ.
8) Người chân thành cầu đạo (thật lòng muốn học điển).
9) Người học để được chứng minh điển phật.
Phật dạy rằng: người học điển phải chân thành cầu xin: “Con tên là… cầu xin Ơn Trên ban cho con điển phật để cứu nhân độ thế.” Sau khi khấn vái xong, dập đầu ba lạy.
Người khai điển: là người có điển phật và đã tham ngộ kỹ, lĩnh hội được ít nhiều trong cơ phật. Chú ý là khai điển ngồi sau lưng, trị bệnh ngồi đối diện và không được tập luyện điển phật đối diện với Cơ Phật. Khai điển là nhận lấy điển phật bề trên để khai mở vi huyệt cơ bản cho xác, làm cho người học nhận được điển phật.
Phật truyền điển: chính là vị phật truyền ban điển cho người học, là vị phật cứu độ cho người học điển hoặc là Phật thầy của người học điển. Cũng có một số ít trường hợp là có chư linh ban điển cho người học…
Không nhận được điển hoặc mất điển: trong học điển cũng có một số trường hợp không nhận được điển phật ban, hoặc nhận được điển phật ban rồi mất, có trường hợp mất luôn hoặc mất rồi có lại… tất cả đều có nguyên nhân của nó: hãy nghĩ lại về tâm ý, ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi cả trong quá khứ, hiện tại, cả trong tiền kiếp… Nên ăn năn sám hối tội nghiệp của mình gây ra và xin ban ơn cho được học điển phật.
Điển ma: là điển của quái linh kéo vào trong tâm (xuyên qua ngoại tâm của xác để vào tận nội tâm của hồn, biến hồn thành ma). Đó là nhân quả của vô tôn ti, phạm tôn ti, và chống lại cơ Phật (chính là chống lại Trời Phật).
Nếu nội tâm tốt thì điển ma sẽ bị văng xa, nếu nội tâm xấu thì điển ma thâm nhập để đưa người học nhập vào ma giới. Nguyên nhân do bị suy giảm linh khí, và đó là lỗ hổng của ngoại tâm, tạo điều kiện cho ma điển xâm nhập vào nội tâm,trở thành tâm ma, và đó là điển ma (tâm ma gặp phải điển ma).
Người bị điển ma sẽ không biết mình bị điển ma và có biểu hiện đầu tiên là bắt chước như trong cơ phật: thường hay viết vẽ chữ, nói chuyện với chư phật, cho bản thân mình cũng có vợ phật, có cha cao hơn cha phật, rồi cho bản thân mình cao hơn tất cả,… cuối cùng là càng ngày càng xa rời cơ phật. Nguyên nhân thường là do người đã học điển phật mà không tin tưởng tôn kính Trời Phật, có những ý nghĩ, cử chỉ hành vi, .. chống lại Cơ Phật. Còn những dòng suy nghĩ xấu xa hoặc tà kiến trong đầu đó không phải là tâm ma, mà chỉ là tạp niệm, tâm xấu đơn thuần mà thôi. Tâm phải có điển ma xâm nhập vào thì mới thành tâm ma.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhập điển ma, nhưng nguyên nhân chính là do tâm của người học phát sinh dục vọng hảo huyền, có tham vọng muốn cao hơn phật, suy tưởng viển vông, danh lợi sắc tướng, so sánh thiệt hơn… tạo nên lỗ hổng trong tâm, từ đó bị quái điển xâm nhập vào tâm… và còn rất nhiều những nguyên nhân khác.
Người bị điển ma phải thành tâm ăn năn sám hối xin thoát khỏi ma giới mới có được điển phật ban và có cơ tu hành thành phật. Nếu không ăn năn sám hối kịp thì ma điển ngày càng tiến sâu hơn vào nội tâm, khi đó không còn cơ hội quay đầu nữa vì điển ma đã định hồn người học điển thành ma và sẽ theo ma đạo ngay từ khi còn là xác phàm. Phật bề trên dạy rằng: "Ma đạo chưa sâu quay đầu còn kịp."
Thực tế, ma điển không thể xâm nhập dễ dàng vào nội tâm mà do người học điển phạm tội nên bị phạt (bị Ơn Trên thu điển, tạo lỗ hổng cho ma điển xâm nhập dễ dàng).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét