Kỳ lạ cây sữa mọc ra "bầu vú" ở Bắc Giang
Không chỉ gắn liền với chuyện tình yêu của đôi trai gái 700 năm trước, cây sữa bên dòng sông Thương còn mọc ra "bầu vú mẹ" thật lạ lùng.
Một cây sữa cổ thụ 700 năm tuổi trong một
ngôi đền cổ kính với nhiều chuyện lạ lùng đã và đang diễn ra bên dòng
sông Thương khiến không ít người ngỡ ngàng. Cây sữa kỳ dị này được coi
như "thần cây" đối với người dân địa phương bởi những linh ứng lạ.
Chuyện 700 năm trước
Chuyện
về cây sữa cổ thụ 700 năm tuổi trong ngôi đền Tân Ninh ở TP Bắc Giang
từ lâu đã trở thành một huyền thoại lạ lùng. Đó không chỉ là một cây sữa
cổ thụ mà còn gắn liền với chuyện tình yêu đầy nước mắt của một đôi
trai gái 700 năm về trước.
Chúng tôi lặn lội
đến đền Tân Ninh, may mắn gặp được bà Lê Nhung Tuyết, Thủ từ đền Tân
Ninh. Bà Tuyết cũng là người am hiểu những câu chuyện liên quan đến cây
sữa cổ thụ này. Bên dòng sông Thương hiền hoà, cây sữa với tán rợp lá
che khuất một vùng đất nhô ra phía ven sông.
Cây sữa 700 năm tuổi ở đền Tân Ninh.
|
Bà
Nhung bảo: "Cây sữa này là hoá thân của đôi trai gái yêu nhau 700 năm
về trước. Chuyện không phải là bịa, mà có thật và có gia phả sổ sách ghi
lại đàng hoàng mà bây giờ một dòng họ vẫn còn lưu giữ".
700
năm trước có một chàng trai quê ở Hải Phòng vượt dòng sông Thương sang
Kinh Bắc đã đem lòng yêu một cô gái làng quan họ xinh đẹp. Họ yêu nhau
một thời gian thì quyết định tổ chức đám cưới và hẹn ước cùng nhau sống
chết không bao giờ rời xa. Khi cô gái có thai, chàng trai quyết định trở
về Hải Phòng để cùng gia đình lo chuyện cưới xin.
Trong
khi chờ đợi chàng trai, cô gái đã vô cùng mong nhớ. Hơn một tháng trời
không thấy chàng trai quay lại, cô gái đã quyết đi tìm người yêu. Cô
quyết định bơi qua sông Thương để sang bờ bên kia. Tuy nhiên, vì sức
khoẻ yếu nên khi bơi ra giữa dòng, cô đã kiệt sức và đuối nước khi cái
thai trong bụng đã được vài tháng.
Cùng thời
gian với cái chết của cô gái, những người ngư dân đã phát hiện thi thể
một người con trai cũng bơi từ bên kia sông qua bên này để tìm người
yêu. Chàng trai đó chính là người mà cô gái hết mực yêu thương mong đợi.
Vì thời gian về lại quê nhà không nhận được sự đồng ý của gia đình nên
chàng trai đã một mình lên Phủ Lạng để gặp cô gái. Khi đến bờ sông,
chàng trai cũng nóng lòng bơi qua sông Thương nhưng đến giữa dòng thì
đuối nước. Các ngư dân đã phát hiện và mai táng thi thể đôi trai gái
cạnh nhau.
Tại mộ phần của họ đã mọc lên một
cây sữa. Người dân bao đời truyền tụng nhau câu chuyện tình đầy bi
thương gắn liền với cây sữa này. 700 năm trải qua, cho đến ngày 26.4 âm
lịch năm 2012, đền Tân Ninh đón tiếp một đoàn gồm 6 vị khách từ Hải
Phòng đến. Họ chính là con cháu dòng họ Lê Văn ở Dương Quang (Thủy
Nguyên, Hải Phòng) đang đi tìm lại mộ cụ tổ theo dấu tích lịch sử còn
lại ghi trong gia phả.
Bà Nhung chỉ nhánh cây hình "tẩu thuốc".
|
Bầu vú của cô gái đang mang thai
Theo
quan sát của chúng tôi, cây sữa 700 năm tuổi tại đền Tân Ninh có chiều
cao khoảng trên 50m, đường kính 3 người ôm không xuể. Đặc biệt, toàn bộ
thân cây và các nhánh lớn nhỏ đều được cây tầm gửi bám kín xung quanh.
Cây
tầm gửi cũng có độ lớn hiếm gặp, có nhánh to như cây chuối và chỉ có
thể tồn tại ở các khu rừng nguyên sinh. Các nhánh của cây tầm gửi quấn
chặt xung quanh thân cây và cành lá như một tấm áo giáp dầy đặc rất kỳ
thú. Lạ lùng hơn, trên thân cây có một nhánh nhỏ có hình dáng như là tẩu
hút thuốc.
Người dân ở địa phương cho rằng,
"tẩu thuốc" trên cây là của người con trai đã chết 700 năm trước. Phía
gần gốc cây hướng quay ra dòng sông Thương lại có một bướu gỗ có hình
"bầu vú mẹ". Bà Nhung bảo: "Đó là bầu vú của cô gái đang mang thai đứa
con trong bụng. Có thể đây chỉ là sự suy đoán tâm linh, nhưng ở đây ai
cũng tin như vậy".
Bướu cây sữa hình "bầu sữa mẹ".
|
Cây sữa chữa bệnh
Từ
dưới gốc cây lên cao 2m thì cây tách ra làm hai nhánh, lên 2m nữa lại
hội tụ làm một rất kỳ thú tạo thành một "cổng trời" phía trên cao.
Không
chỉ vậy, cây sữa này còn được nhiều bà mẹ mới sinh đến "xin sữa" khi ít
sữa hoặc bị tắc. Người muốn xin chỉ cần đến gốc cây thắp hương để cầu
khấn. Chị Nguyễn Thị Hoài ở phường Trần Phú là một bà mẹ bị ít sữa, chị
ra cây sữa ở đền Tân Ninh "xin sữa" và hiện tại, chị đã có đủ sữa cho
con bú.
Không chỉ vậy, cây tầm gửi xung quanh
cây sữa còn có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh thông thường. Theo bà
thủ từ Lê Nhung Tuyết: "Quả của loài cây tầm gửi này có thể chữa được
bệnh đau lưng, đau đầu và đau xương cốt. Hầu như ngày nào cũng có người
đến đây xin thuốc. Cây rất sai quả, lại có quanh năm nên là nguồn thuốc
quý đối với bà con địa phương".
Hiện nay,
dưới gốc cây sữa cổ thụ 700 năm tuổi này còn 6 khối đá xanh hình chữ
nhật với kích thước 40cm x 30cm x 20cm. Đặc biệt, đền còn giữ được một
con chó đá cao 40cm, cổ đeo vòng có chuông được xác định có từ thời nhà
Trần.
Bà Lê Nhung Tuyết (Thủ từ đền Tân Ninh):
"Cây sữa cổ thụ được coi là "linh vật" của đền Tân Ninh. Rất nhiều người đến đây để lấy thuốc từ loài cây tầm gửi để chữa bệnh. Cây sữa này được nhiều nhà khoa học xác định là đẹp và cổ thụ nhất miền Bắc. Chúng tôi đang làm hồ sơ xin xét duyệt là cây di sản để có hướng bảo vệ và gìn giữ".
Ông Đồng Ngọc Dưỡng (Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang):
"Đền Tân Ninh hiện nay đã được tu sửa lại. Rất nhiều cổ vật của đền đến nay do điều kiện chiến tranh nên không giữ được. Đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các vị tướng nhà Trần có công với dân tộc. Theo thông lệ hằng năm, ngày mùng 8 tháng Giêng và ngày 20.8 âm lịch, nhân dân khắp nơi đổ về dự hội và tham gia các trò chơi dân gian đặc sắc".
"Cây sữa cổ thụ được coi là "linh vật" của đền Tân Ninh. Rất nhiều người đến đây để lấy thuốc từ loài cây tầm gửi để chữa bệnh. Cây sữa này được nhiều nhà khoa học xác định là đẹp và cổ thụ nhất miền Bắc. Chúng tôi đang làm hồ sơ xin xét duyệt là cây di sản để có hướng bảo vệ và gìn giữ".
Ông Đồng Ngọc Dưỡng (Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang):
"Đền Tân Ninh hiện nay đã được tu sửa lại. Rất nhiều cổ vật của đền đến nay do điều kiện chiến tranh nên không giữ được. Đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các vị tướng nhà Trần có công với dân tộc. Theo thông lệ hằng năm, ngày mùng 8 tháng Giêng và ngày 20.8 âm lịch, nhân dân khắp nơi đổ về dự hội và tham gia các trò chơi dân gian đặc sắc".
Theo Kiến Thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét